Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Cuộc thương thuyết giữa Đảng Cộng Sản VN và Đảng Cộng Sản TQ
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc chúng ta phải chiến đấu chống ngoại xâm. Trong đó cuộc chiến chống lại quân Nguyên Mông lần thứ nhất do đế quốc Mông Cổ chủ trương, dưới sự thống lãnh của danh tướng Uriyanggatai (Ngột Lương Hợp Trai) vào năm Nguyên Phong thứ 7 (vào cuối tháng 1 năm 1258)

 


Hình ảnh có liên quan


 Khi cuộc chiến mở màng quân ta đã thất bại trong trận Bình Lệ Nguyên do yếu tố bất ngờ gây nên. Nhưng sau cùng dưới quyết tâm của vua tôi Đại Việt, quân ta đã đại thắng quân Nguyên tại trận Đông Bội Đầu, buộc chúng phải rút lui. Đây là công lớn của vua Trần Thái Tông, người đã trực tiếp lãnh đạo ba quân trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông. Dĩ nhiên chiến thắng Đông Bội Đầu, dân tộc chúng ta không quên ý chí kiên cường và lòng yêu nước bất khuất của Thái Sư Trần Thủ Độ, khi ông tâu cùng vua rằng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.


Tiếp theo cuộc chiến Nguyên Mông lần thứ hai vào năm 1285 tại Bắc Bộ và Bắc Trung Nam Bộ Việt Nam. Khoản cách giữa Nguyên Mông lần thứ Nhất và Nguyên Mông lần thứ Hai là 27 năm. Dưới sự lãnh đạo của vua Trần Thánh Tông, tướng Thoát Hoan phải chun ống đồng chạy trốn. Riêng Trần Nhân Tông đã chém đầu tướng giặc là A Lý Hải Nha. Quân ta lại một lần nữa khẳng định rằng giặc ngoại xâm không thể nào thắng được dân tộc Đại Việt.


Nếu nói về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm đời nhà Lý mà không nhắc đến danh tướng Lý Thường Kiệt là một thiếu sót của lịch sử Việt Nam. Vì cớ, Lý Thường Kiệt là một nhà chính trị và danh tướng kiệt xuất, đã phục vụ dưới 3 triều Lý: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông là người có công đầu trong việc chinh phạt quân Chiêm và đánh chiếm 3 châu: Châu Ung, Châu Liêm và Châu Khâm của Tống, và chận đứng cuộc xâm lăng của quân Tống vào năm 1077, chém đầu tướng giặc là Quách Quỳ và Triệu Tiết.


Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418 Lê lợi cùng Lê Sát, Trương Chiến, Nguyễn Lý, Lưu Nhân Chú, Lê Văn An đã chính thức phất cơ khởi nghĩa chống quân Minh, gồm có 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai vào năm 1416. Trong tinh thần Lũng Nhai, 19 vị anh hùng nước Nam đã nguyện Đất xin Trời chứng giám tính thủy chung, và Lũng Nhai tự nó đã khẳng định ý chí đoàn kết, chấp nhận hy sinh, không chịu khuất phục để giành lai độc lập. 


Trong suốt 10 năm “Ngoại tân thường đảm” (nằm gai nếm mật), cùng với hành động Lê Lai liều mình cứu Chúa và Bình Ngô Đại Cáo của Ức Trai Nguyễn Trãi là những động lực chính để đánh bại quân Minh, đập tan giấc mộng xâm lăng của giặc. Từ đó, vua tôi nhà Minh đã ngộ ra rằng: cho dù binh hùng tướng mạnh cũng không thể tiêu diệt được lòng yêu nước của dân tộc chúng ta.


Những ví dụ trên là một phần tiêu biểu trong giòng sử Việt. Với mục đích nhắc lại tham vọng xâm lăng ngàn đời của giặc Tàu sẽ không bao giờ hiện thực. Cận đại hơn, chúng ta nhớ lại trận chiến Trường Sa, Gạc Ma và biên giới phía Bắc vào năm 1979, con người Việt Nam hậu duệ của dân tộc Đại Việt vẫn kiên cường chống lại bất cứ cuộc xâm lăng nào cho dù ở thời gian hay không gian khác nhau. Ngay cả thời kỳ chiến tranh Nam-Bắc, Ông Lê Duẫn, TBT đảng CSVN vẫn thẳng thắn tuyên bố cùng Mạo Trạch Đông rằng dân tộc Việt Nam sẽ đánh lại và đánh bại Trung Quốc, nếu họ xâm lăng. 


Đi từ lịch sử, ôn lại một chặng đường dài để dân tộc ta tồn tại cho đến ngày nay, Trung Quốc vẫn không từ bỏ tham vọng dành đất chiếm đảo. Mặc dầu, trên pháp lý cùng các văn kiện lịch sử biển đảo mà Trung Quốc chiếm đóng đều thuộc về chủ quyền của Việt Nam. Chính vì thế, dưới mọi hình thức Hà Nội vẫn tiếp tục đòi hỏi Bắc Kinh phải trả lại biển đảo đã chiếm. Đặc biệt trong các cuộc họp cấp cao giữa 2 nước, mà giới chức đứng đầu trong việc thương thuyết nầy là Trưởng ban Đối ngoại Trung Ương đảng CSVN ông Hoàng Bình Quân và Trưởng ban Đối ngoại Trung Ương đảng CSTQ là ông Vương Gia Thụy. Một nguồn tin chúng tôi có được từ viên chức ngoại giaoTrung Quốc cho biết, trong cuộc thương thuyết vừa qua, Việt Nam đã đưa ra quan điểm mà chính quyền Bắc Kinh không thể ngờ được. Trong đó có 3 điểm quan trọng được phái đoàn Việt Nam đề cập và đòi hỏi như sau:


1, Phía Việt Nam cho rằng; Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không được nhân dân 2 nước tin cậy.


Bảo vệ cho luận cứ thứ 1: Phái đoàn Việt Nam đã lý giải rằng nhân dân không thể tin cậy được vì Trung Quốc vẫn tiếp tục hành động lấn chiếm biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Nên không được tin cậy, nghĩa là Trung Quốc nói một đàng nhưng làm một ngã.


2, Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc không hiệu quả và bình đẳng. 


Luận cứ thứ 2, phía Việt Nam cho rằng luật xuất nhập khẩu và thuế má đã áp dụng một cách thiếu công bằng với hàng hóa Việt Nam, hoặc ngược lại. Chưa kể đến những hàng hóa nhập không chính thức (nhập lậu). Riêng về chỉ số nhập và xuất có sự chênh lệch và khác biệt. Một khi bất bình đẳng về kinh tế luôn luôn có sự bất bình đẳng cả về tiếng nói lẫn chính trị.


3, Vấn đề Biển đông là bao trùm quan điểm giữa VN và TQ. Nếu vấn đề biển Đông không giải quyết sẽ không có quan hệ giữa 2 nước.


Luận cứ thứ 3, Việt Nam khẳng định TQ phải giải quyết vấn đề Biển Đông hợp với Công Ước Quốc Tế về luật biển được ký kết vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 tại Liên Hiệp Quốc, nghĩa là Trung Quốc phải chấm dứt mọi hành động xâm lăng biển đảo của Việt Nam. Đồng thời họ phải trả lại những nơi chiếm đóng. Mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước sẽ không thể bền vững nếu những vấn đề trên không được giải quyết một cách công bằng chiếu theo điều khoản của Công Ước Biển Đông. 


Cho nên giải quyết vấn đề Biển Đông là trực tiếp thiết lập một trật tự pháp lý trên biển tạo nên điều kiện dễ dàng cho việc sử dụng tài nguyên, đồng thời nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển. Ngoài ra thi hành Công Ước Quốc Tế sẽ mang lại thịnh vượng, công bằng và tự do hàng hải cho thị trường chung của nhiều quốc gia trên thế giới. 


Với những đòi hỏi của phái đoàn Việt Nam, ông Vương Gia Thụy đã buộc miệng lên tiếng rằng: “ Việt Nam đang đe dọa chúng tôi hay thương thuyết?”.


Ấy là tiếng gào thét của ông Vương Gia Thụy tiêu biểu của một dân tộc không tôn trọng công bằng và lẽ phải. Tiếng kêu than của họ Vương chứng tỏ sự chà đạp nền công lý của một chính quyền chậm tiến không theo kịp đà tiến hóa nhân loại. Thực hiện Công Ước để góp phần hòa bình, an ninh, hợp tác, thiết lập nền quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, phù hợp với nguyên tắc công bằng và bình đẳng. Đó là nguyện vọng thiết thực và chính đáng của nhân dân Việt Nam đòi hỏi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải cam kết thực hiện, như điều thứ 3 Hà Nội đã đưa ra.


Cho nên, dừng lại trang cuối lịch sử nước nhà, chúng ta nhận thấy tham vọng của Trung Quốc cho dù một ngàn năm trước cũng không khác một ngàn năm sau. Do đó, chỉ có sức mạnh mới có thể bảo vệ hòa bình và vẹn toàn lãnh thổ.


 Tiến sỹ: Nguyễn Hữu Hoạt

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Cơ Hội và Thách Thức (19-12-2017)
    Đàm phán để tồn tại của Bình Nhưỡng (05-11-2017)
    Tập Cận Bình trở thành vua Trung Quốc (28-10-2017)
    Nhân loại phải biết tới các thế hệ con cháu (25-10-2017)
    Quan hệ Việt - Mỹ (20-10-2017)
    Việt Nam trong quỹ đạo tranh chấp Mỹ-Trung (06-10-2017)
    Kim Jong Un đi tìm cõi chết (14-09-2017)
    Thử Thách và Niềm Tin (13-08-2017)
    Afghanistan cuộc chiến chưa có lối ra. (16-07-2017)
    Chủ thuyết Trump trước sức ly tâm của hiện tượng (15-06-2017)
    Từ Syria Đến Bắc Hàn (11-05-2017)
    Ma lược hay chiến lược của trục quay Châu Á (10-04-2017)
    Trên thực tế của chủ thuyết Trump (19-03-2017)
    Điều kiện phục vụ cho mục đích (17-02-2017)
    Ẩn số Đài Loan (12-01-2017)
    Nước Anh từ chuyển động đến tác động. (27-07-2016)
    Tác động đàng sau chuyến thăm của Tổng thống Obama (16-06-2016)
    Liên Minh Á Châu (15-05-2016)
    Make America Great Again? (19-04-2016)
    Con sông Hồng chảy vào đất Việt (15-03-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152844225.